Thêu vi tính là gì? Thêu vi tính ở đâu rẻ?

Thêu vi tính là gì?

Bên cạnh cách trang trí là in họa tiết trên các sản phẩm may mặc, thời trang hàng ngày thì các họa tiết thêu cũng là một lựa chọn khá được ưa chuộng. Để sản xuất với số lượng lớn các sản phẩm, thay vì thêu tay thủ công, người ta sử dụng một phương pháp khác công nghiệp hơn, đó là thêu vi tính. Vậy, thêu vi tính là gì?

Lịch sử hình thành và phát triển thêu vi tính

Thêu vi tính là hình thức thêu sử dụng đến máy móc. Máy thêu hoạt động theo một chương trình được cài đặt và thiết kế bởi người thiết kế. Vì đặt tính hoạt động thông minh nên cùng một lúc, máy có thể thêu nhiều mẫu và chính xác gần như tuyệt đối. Là một bước tiến vượt bật trong lĩnh vực may mặc…

Kế hoạch chi tiết cho máy thêu đầu tiên đã được viết ra bởi nhà sáng tạo người Hà Lan Peter Haase trong cuối những năm 1970. Bằng cách đấm thiết kế trên băng giấy, sau đó chạy qua một máy thêu. Tuy nhiên nhược điểm là chỉ cần một lỗi có thể làm hỏng một thiết kế toàn bộ.

Năm 1980, Wilcom giới thiệu hệ thống đồ họa máy tính đầu tiên thiết kế thêu để chạy trên máy tính mini.

Với hình thức sản xuất theo kiểu công nghiệp, người ta sử dụng nguyên tắc điều khiển quá trình thêu bằng bìa đục lỗ (như dệt Jacquard, dùng khung dịch chuyển theo toạ độ hai chiều x, y). Tuy vậy, để nâng cao tốc độ, vào khoảng năm 1984 đã ra đời các máy thêu tự động – thêu vi tính đầu tiên có sự hỗ trợ của phần mềm thiết kế mẫu thêu (CAD) gắn với máy thêu theo chương trình máy tính điều khiển (CAM). Nhờ vậy, chỉ cần có mẫu đẹp lần đầu tiên trên máy tính, rồi cứ thế xuất dự liệu theo định dạng (format) riêng của từng hãng, đưa vào máy thêu để điều khiển thêu hàng loạt sản phẩm với vẻ đẹp hệt nhau. Kiểu định dạng thông dụng nhất của thêu vi tính hiện nay là Tajima, song dần dần việc chuyển đổi giữa các format của các nhà sản xuất máy thêu tự động khác nhau đã không còn là vấn đề (thậm chí ngày càng có nhiều phần mềm chuyển đổi format thêu được phổ biến miễn phí trên internet).

Máy thêu tự động – thêu vi tính nhập vào Việt Nam từ năm 1990, tuy được gọi nôm na là ‘thêu vi tính’ song khi đó còn chưa có các mẫu thiết kế kèm theo. Các mẫu thêu phần lớn là do khách hàng cung cấp, cùng với đĩa mềm dữ liệu hay punching tape (băng đục lỗ nhị phân) đi kèm. Sau đó, các hãng lớn Tajima, Barudan mới tiếp thị các hệ thống thiết kế của họ tại Việt Nam.

Ưu điểm và hạn chế của thêu vi tính

Thêu vi tính thường áp dụng cho đơn hàng lớn vì máy chạy rất nhanh, và một dàn máy có nhiều đầu thêu. Mũi thêu vi tính rất đa dạng và phong phú, có thể kết cườm, pha phối màu bằng vi tính. Phương pháp thêu nay có độ chính xác cao, tất cả các thành phẩm đều giống nhau một cách rất chuẩn. Giá thành của thêu vi tính thấp hơn nhiều so với loại thêu khác, và đặc biệt, thêu máy rất bền, không cần giặt tay.

Tuy nhiên phương pháp thêu này gặp hạn chế trong việc thêu những hình ảnh quá chi tiết, quá nhiều màu, và độ nét của hình thêu không sắc xảo. So với những mũi thêu thủ công thì thêu vi tính thường kém mềm mại, khi chạm vào sẽ hơi thô, kén vải, đặc biệt là không thể thêu trên các loại vải mềm rũ hoặc mỏng mịn.

Ngày nay, trên thị trường phổ biến nhiều sản phẩm thêu vi tính như các mẫu họa tiết trên mũ ,quần áo, túi xách… Hi vọng bài viết trên mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về thêu vi tính là gì.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*